Cách massage bấm huyệt ở bàn chân

Ngày đăng 17/03/2021 14:21

Sẽ không ngoa nếu nói rằng bấm huyệt ở bàn chân có thể điều trị bách bệnh trong cơ thể. Bởi ở bàn chân có tất cả các huyệt vị tương ứng với từng cơ quan bộ phận trong cơ thể mà khi tác động vào các huyệt vị này cũng chính là tác động đến các cơ quan bộ phận tương ứng đó. Bấm huyệt bàn chân không chỉ phòng và điều trị bệnh hiệu quả mà còn có thể  giúp thư giãn gân cốt, thông kinh hoạt lạc và tăng cường sức khỏe, tăng hiệu quả làm việc của lục phủ ngũ tạng và các cơ quan bộ phận trong và ngoài cơ thể.

cach-massage-bam-huyet-o-ban-chan

Cách massage bấm huyệt ở bàn chân

Đông Y còn ví lòng bàn chân giống như một sơ đồ thu nhỏ của cơ thể, bởi nó là nơi chứa các huyệt vị liên quan đến xoang, cổ, khí quản, tai, mắt, dây thanh âm, phổi, vai, tuyến giáp, cơ hoành, tim, lá lách, thuyến tụy, thượng thận, thân, đại tràng ngang, bàng quang, ruột non, đại tràng xuống, dây thần kinh hông, đầu gối, đùi, hông, túi mật, gan, dạ dày...

Cụ thể, sự liên quan mật thiết như sau:

cach-massage-bam-huyet-o-ban-chan-1

Ngón cái của hai bàn chân kết nối các huyệt vị liên quan đến gan, tì. Ngón thứ tư cũng chứa huyệt vị liên quan đến gan. Xoa bóp ngón này có thể điều trị chứng đau mỏi lưng và táo bón.

Lòng bàn chân có mối liên quan mật thiết với thận.

Mu ngón chân út có huyệt vị liên quan đến bàng quang.

Mu ngón chân thứ 2 chứa huyệt vị liên quan đến dạ dày. Khi bấm huyệt ở vùng này có thể điều trị chứng đầy hơi, khó tiêu và ợ chua.

6 huyệt đạo thông dụng nhất trên bàn chân bao gồm:

cach-massage-bam-huyet-o-ban-chan-2

Huyệt thương Khâu: nằm ở ngay gần dưới hõm mắt các chân phía trong. Công dụng của huyệt là điều trị các chứng đầy bụng khó tiếu, viêm ruột, viêm dạ dày, tieu chảy, nông nao, táo bón và các sbệnh khác thuộc về đường tiêu hóa. Huyệt Thuơng Khâu cũng có khả năng dưỡng lá lách, giúp khí huyết đi từ lá lách tới các kinh mạch và ngược lại.

Cách thực hiện: bấm và giữ huyệt trong khoảng 3 phút cho tới khi có cảm giác tê mỏi là được. Mỗi ngày thực hiện từ 3 – 5 lần cho hai huyệt ở hai bàn chân.

cach-massage-bam-huyet-o-ban-chan-2

Huyệt Dũng Tuyền: nằm ở chỗ lõm nhất ở gan bàn chân, ngay dưới ngón chân thứ 2. Tác dụng của huyệt Dũng Tuyền là dưỡng thận và điều hòa cơ thể.

Cách thực hiện: khi day ấn huyệt Dũng Tuyền cần thực hiện với lực vừa phải vì đây là một trong 36 yếu huyệt nên cần phải cẩn thận hơn. Day ấn huyệt trong khoảng 5 phút. Thực hiện tốt nhất lúc 5 – 7 giời sáng và trươc khi day ấn huyệt nên uống một cốc nước ấm để thận lọc tốt hơn.

cach-massage-bam-huyet-o-ban-chan-3

Huyệt Thái Xung: từ khe giữa ngón cái và ngón thứ 2 đo lên mu bàn chân 2 thốn. Tác dụng điều hòa cơ thể, hạ huyết áp, trị mất ngủ, bí tiểu, rối loạn kình nguyệt, ù tai, đau khớp cổ chân, hen phế quản.
Huyệt Bát Phong: bao gồm các buyệt nằm ở 4 kẽ giữa các ngohs chân trên 2 bàn chân. Có tác dụng điều trị cước chân và chứng viêm các đốt ngón chân.

cach-massage-bam-huyet-o-ban-chan-2

Huyệt Nội Đình: nằm giữa ngón chân thứ 2 và ngón chân giữa đo lên phía mu bàn chân khoảng nửa thốn. Tác dụng trị đầy bụng, liệt dây thần kinh ngoại biên số 7, chảy máu cam, sốt cao; đau răng hàm dưới.

cach-massage-bam-huyet-o-ban-chan-6

Huyệt Giải Khê: nằm tại chính giữa nếp gấp cổ chân, tại chỗ lõm của gân cơ duỗi chung ngón chân và gân cơ duỗi dài ngón chân cái. Tác dụng điều trị chứng đua dây thần kinh tọa, đau khớp cổ chân, tê liệt chân.