Dụng cụ vỗ rung lồng ngực

Ngày đăng 04/12/2023 16:53

Vào mùa lạnh, nhiệt độ ngoài trời xuống thấp khiến cho một số loại vi rút và vi khuẩn phát triển mạnh, từ đó gây ra dị ứng thời tiết cũng như một số bệnh lý liên quan tới đường hô hấp. Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được chỉ định vỗ, rung lồng ngực.

Vậy, dụng cụ vỗ rung lồng ngực là gì? Kỹ thuật vỗ rung lồng ngực ra sao? Khi nào sử dụng?... Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu chi tiết nhé.

Vỗ, rung lồng ngực là gì ?

dung-cu-vo-rung-long-nguc-2

Vỗ , rung lồng ngực là kỹ thuật có thuộc vào nhóm làm sạch phổi, có tính chất cơ học làm long đờm và dịch tiết, sau đó dẫn ra các phế quản rộng hơn và tống xuất ra bên ngoài cơ thể thông qua phản xạ ho khạc, hoặc sử dụng máy hút trong trường hợp người bệnh không thể tự ho, khạc.

Song song với điều trị nội khoa thì những bệnh lý như: Ứ đọng dịch, tăng tiết đớm trong đường hô hấp cũng cần được kết hợp với kỹ thuật rung, vỗ để gia tăng hiệu quả cũng như rút ngắn thời gian điều trị.

Rung vỗ lồng ngực cũng được tiến hành xen kẽ trong thời gian dẫn lưu tư thế cũng như kết hợp tập thở cùng với ho.

Kỹ thuật vỗ lồng ngực

- Người thực hiện chụm và khép các ngón tay lại, tiến hành vỗ để tạo thành lớp đệm không khí giữa lòng bàn tay của mình với thành ngực của người bệnh.

- Thực hiện vỗ nhịp nhàng, đều đặn, và di chuyển đều trên thành ngực của bệnh nhân.

- Thời gian vỗ 3 – 5 phút.

Kỹ thuật rung lồng ngực

- Đây là kỹ thuật căng các cơ vùng vai cho đến 2 bàn tay của người thực hiện.

- Có thể đặt 2 bàn tay chồng lên nhau, hoặc 2 bàn tay rung tại 2 vị trí khác nhau trên thành ngực của người bệnh.

- Khi rung người bệnh phải tiến hành hít vào sâu, thở ra mạnh và dài. Kết hợp với ho để tống xuất đờm dịch ra ngoài cơ thể.

Dụng cụ vỗ rung lồng ngực là gì?

dung-cu-vo-rung-long-nguc

Dụng cụ vỗ, rung lồng ngực được thiết kế cho các bệnh nhân có bệnh lý liên quan tới đường hô hấp, người bệnh tai biến mạch máu não, người bệnh nằm bất động lâu ngày khiến xuất hiện biến chứng viêm phổi, khiến cơ thể tiết nhiều đờm gây khó chịu.

Với sự hỗ trợ của dụng cụ vỗ, rung lồng ngực thì người nhà có thể chủ động thực hiện kỹ thuật vỗ rung cho người bệnh mà không cần tới sự trợ giúp của các nhân viên y tế.

Để áp dụng kỹ thuật này người bệnh cần có chỉ định của bác sĩ, được kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp thở, kiểu thở, và chụp X-quang. Người bệnh cũng cần được nới rộng quần áo, không ăn no.

Khi nào nên thực hiện rung, vỗ lồng ngực ?

Kỹ thuật rung vỗ lồng ngực được chỉ định trong các trường hợp:

- Người bệnh bị căng giãn phế quản, mắc bệnh xơ nang, các bệnh lý khiến tăng bài tiết đờm dãi, bệnh phổi COPD, xẹp phổi do ứ đọng, hen phế quản, viêm phế quản…

- Người bệnh nằm một chỗ lâu ngày.

- Các bệnh tắc nghẽn dịch khi hôn mê.

- Một số trường hợp phẫu thuật.

Rung vỗ lồng ngực không được sử dụng trong các trường hợp như: Chảy máu, có nguy cơ chảy máu, chấn thương lồng ngực chưa qua xử lý, mới phẫu thuật vùng ngực, người bị loãng xương nặng, suy kiệt nặng, người đặt stent mạch vành, đặt máy tạo nhịp.

Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Dụng cụ vỗ rung lồng ngực. Nếu các bạn còn thắc mắc nào khác hoặc muốn mua dụng cụ phục hồi chức năng hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp sản phẩm chính hãng, phù hợp nhu cầu sử dụng nhé !

Nguồn:  thiết bị vật lý trị liệu