Đau khớp chân nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào?

Ngày đăng 02/12/2022 08:24

Đau khớp chân là tình trạng sức khỏe có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân rất đa dạng, nhưng phổ biến nhất là đau ở khớp gối và đau cổ chân. Bệnh có xu hướng tiến triển chậm nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, khiến cho người bệnh đau đớn mỗi khi di chuyển. Về lâu dài còn có thể gây teo cơ, biến dạng khớp.

Nguyên nhân gây đau khớp chân

nguyen-nhan-gay-dau-khop-chan

- Chấn thương: Cơn đau khớp chân có thể xuất hiện sau khi gặp chấn thương gãy xương, bong gân, trật khớp. Các vận động viên chuyên nghiệp, người thường xuyên vận động thể dục thể thao thường bặp vấn đề này nhất.

- Tuổi tác: Khi cơ thể của chúng ta bắt đầu lão hóa thì hệ xương khớp cũng bắt đầu yếu đi, cùng với đó là các sinh hoạt sai cách khiến cho sụn khớp bị hao mòn, các xương cọ sát trực tiếp với nhau, từ đó hình thành gai xương, gây các cơn đau nhức tại khớp.

- Các bệnh lý viêm khớp: Chẳng hạn viêm khớp dạng thấp là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho khớp chân của chúng ta – đặc biệt là khi bước vào giai đoạn trung niên rất dễ bị đau. Khi mắc bệnh, hệ thống miễn dịch tấn công và các mô khỏe mạnh do nhận diện nhầm, dẫn tới viêm và đau tại xương cũng như các mô khác nhau.

- Thừa cân, béo phì: Khi trọng lượng cơ thể lớn có thể gây áp lực lên khớp chân, khiến các khớp dễ tổn thương, đồng thời gia tăng nguy cơ bị viêm xương khớp.

nguyen-nhan-gay-dau-khop-chan-2

- Có tật ở bàn chân: Nhiều chứng đau đầu gối hoặc cổ chân bắt nguồn từ các tật ở bàn chân, điển hình là chứng bàn chân bẹt. Khi cấu trúc của bàn chân không bình thường thì rất dễ gây áp lực lớn lên cổ chân cũng như khớp gối, gây đau nhức và đẩy nhanh quá trình thoái hóa.

- Nhiễm trùng: Khi bị viêm khớp nhiễm trùng thì dịch ở trong khớp xuất hiện vi sinh vật và gây đau dữ dội. Có nhiều loại vi rút và vi khuẩn, nấm có thể ảnh hưởng tới tình trạng bị đau ở khớp như: Xoắn khuẩn, vi nấm blastomyces, vi rút viêm gan A, B, C.

- Bệnh Gout: Ở người bệnh gút, axit uric tích tụ ở trong máu và gây viêm tại các khớp. Các cơn đau khớp thường dữ dội và sưng đỏ, mang tới nhiều bất tiện trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Điều trị chứng đau khớp chân

Có rất nhiều phương pháp điều trị đau khớp chân tại các cơ sở y tế cũng như tại nhà:

dieu-tri-dau-khop-chan

- Giảm đau tại nhà: Người bệnh cần nghỉ ngơi đầy đủ, ngoài ra là tắm hoặc ngâm chân nước ấm để tăng tuần hoàn máu, chườm đá để giảm sưng đau, massage thư giãn ho chân.

- Dùng thuốc: Có một số loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể mua được tại các hiệu thuốc gần nhà. Tuy nhiên, bạn vẫn nên sử dụng các loại thuốc được kê đơn theo chỉ định của bác sĩ.

- Chỉnh hình bàn chân: Bàn chân có tật không chỉ gây bất tiện trong cuộc sống hàng ngày mà còn có thể gây thoái hóa khớp. Do đó người bệnh cần đi khám chuyên khoa xương khớp càng tốt để bệnh không phát triển, biến chứng nặng, cũng như việc di chuyện và vận động được thuận lợi hơn.

- Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu gồm có các biện pháp sử dụng nhiệt, điện, tia laze… có tác dụng giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Ngoài ra người bệnh cũng có thể được chỉ định các bài tập vận động có hoặc không sử dụng thiết bị phục hồi chức năng !

Đại việt Sport mang đến những sản phẩm chất lượng nhất về lĩnh vực thể dục thể thao, tập luyện trong nhà và ngoài trời, thiết bị phục hồi chức năng,... Điều trị đau khớp chân ngay tại nhà với máy tập phục hồi chức năng tay chân.