Trật khớp gối nguy hiểm như thế nào ?

Ngày đăng 21/07/2023 14:59

Trật khớp gối là tình trạng sức khỏe khá nguy hiểm và không thể xem thường. Trong một số trường hợp, người bệnh thậm chí phải cắt cụt chi nếu bị tắc nghẽn mao mạch chân. Việc chậm trễ điều trị cũng khiến nguy cơ phát sinh các biến chứng gia tăng.

Trật khớp gối nguy hiểm như thế nào ? Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu chi tiết nhé.

Nguyên nhân bị trật khớp gối

trat-khop-goi-co-nguy-hiem

Phần lớn trường hợp bị trật khớp gối là kết quả của một hay nhiều chấn thương vật lý xảy ra tại bộ phận này. Đó có thể là té ngã đơn thuần, chấn thương thể thao hoặc tai nạn giao thông.

Bện cạnh đó, các động tác vặn người quá mạnh hoặc chuyển hướng di chuyển một cách đột ngột cũng khiến khớp gối có nhiều khả năng bị trật.

Nhận biết dấu hiệu trật khớp gối

Đau đầu gối chính là dấu hiệu phổ biến nhất. Các cơn đau nhức trở nặng khi bạn hoạt động dù cho chỉ là các thao tác đơn giản như đứng thẳng hoặc đi bước nhỏ.

Người bệnh cũng có thể có một số triệu chứng khác như:

- Khớp gối bị sưng tấy và biến dạng rõ rệt.

- Phạm vi chuyển động của đầu gối bị thu hẹp.

- Suy giảm khả năng vận động.

Trật khớp gối bao lâu thì khỏi ?

Đàu gối bị trật khớp có đi lại được không? Điều này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng người bệnh. Nếu chấn thương không quá nghiêm trọng thì bác sĩ thường đề nghị đeo nẹp, giữ chân ở tư thế nâng cao, chườm đá lên vết thương. Điều này có thể giảm sưng đau đáng kể và người bệnh vẫn có thể di chuyển dù không được thoải mái như lúc bình thường.

Trường hợp người bệnh bị trật khớp gối nhẹ ở xương bánh chè (nằm phía đằng trước đầu gối) thì có thể khỏi sau 6 tuần. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra tiến trình lành của khớp, cũng như được tư vấn các bài tập vật lý trị liệu nhằm giữ các mô xương bánh chè tại chỗ, giảm nguy cơ bị tái trật khớp trở lại.

Trật khớp gối nguy hiểm như thế nào ?

trat-khop-goi-co-nguy-hiem-2

Đây là tình trạng cấp tính, cần được điều trị sớm ngay lập tức. Nếu kéo dài thì những cơ quan, bộ phận ở xung quanh sẽ chịu những ảnh hưởng tiêu cực, dần phát sinh các biến chứng không mong đợi. Cụ thể:

- Các dây thần kinh mác chung ở bắp chân bị chèn ép do cấu trúc xương sai vị trí, dẫn tới tổn thương và liệt chi dưới.

- Tắc nghẽn mao mạch sau đầu gối.

- Một số trường hợp thậm chí bị vỡ mạch máu.

- Huyết khối tĩnh mạch sâu hình thành và phát triển.

Những biến chứng kể trên, đặc biệt là tắc nghẽn mạch máu có thể khiến người bệnh phải cưa chân.

Nghiên cứu cho thấy, tắc nghẽn mao mạch ở chân nếu được điều trị kịp thời (trong vòng 8 tiếng) rủi ro phải chưa chân là 11%. Nếu lâu hơn thì con số này tăng lên tới 86%. Do đó, khi có những triệu chứng trật khớp gối thì các bạn nên nhanh chóng tới bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời !

Nguồn: Phục hồi chức năng trật khớp gối với  thiết bị vật lý trị liệu phục hồi chức năng.